Biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nỗi đau không của riêng ai, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm trên thận, mắt, thần kinh,… ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Do vậy, việc phòng tránh là hết sức cần thiết. Việc nắm rõ các biện pháp phòng tránh sẽ giúp giảm tối đa biến chứng bệnh.

Biến chứng tiểu đường rất nguy hiểm

1.Bệnh tiểu đường là gì? 

Tiểu đường là bệnh lý xảy ra do rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. 2.Những biến chứng tiểu đường

Tiểu đường gây biến chứng cấp tính và mạn tính trên các cơ quan thận, mắt, thần kinh,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như tính mạng của người bệnh. 

2.1 Biến chứng cấp tính

Các biến chứng cấp tính thường xảy ra đột ngột và cần được cấp cứu ngay. Một số biến chứng cấp tính có thể gặp gồm:
2.1.1. Hạ đường huyết
Những người mắc bệnh tiểu đường có thể bị hạ đường huyết đột ngột với các triệu chứng như:

  • Mắt bị mờ đột ngột
  • Tim đập loạn nhịp
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Chân tay bủn rủn người mệt mỏi

Hạ đường huyết là biến chứng tiểu đường thường gặp

2.1.2. Nhiễm toan ceton
Đây là một biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn không thể sử dụng glucose làm nguồn nhiên liệu vì không có insulin hoặc không đủ insulin.
Nếu các tế bào của bạn bị đói năng lượng, cơ thể của bạn sẽ bắt đầu phân hủy chất béo, điều này tạo ra sản phẩm phụ ceton tích tụ và gây nguy hiểm.
Triệu chứng nhiễm toan ceton là:

  • Mất nước
  • Đau bụng
  • Khó thở

2.1.3. Hôn mê
Hôn mê có thể do đường huyết cao gây nên, thường xảy ra đột ngột và cần được cấp cứu ngay lập tức bởi hôn mê có thể gây ra các biến chứng nặng nề.

2.2 Biến chứng mạn tính

Biến chứng mạn tính xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao lâu ngày, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa glucid, protein và chất béo làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
2.2.1. Bệnh về răng
Bệnh tiểu đường dễ gây những vấn đề về răng như viêm nha chu, gãy răng. Ngay khi bạn có các triệu chứng của bệnh nướu răng như chảy máu trong khi đánh răng hoặc sưng nướu xảy ra thì bạn nên đi khám răng ngay.
2.2.2. Bệnh về mắt
Bệnh tiểu đường kéo dài có thể làm hỏng các mạch máu trong mắt và gây ra nhiều vấn đề khác nhau, có thể kể đến như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh phù hoàng điểm, …
Những biến chứng này gây giảm thị lực, thậm chí là mất thị lực hoàn toàn nếu không được điều trị sớm và kịp thời.

2.2.3. Bệnh thận đái tháo đường
Tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thận. Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm giảm khả năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể của thận. Nếu không được điều trị, bệnh thận do tiểu đường có thể dẫn đến việc phải chạy thận.
2.2.4. Bệnh thần kinh
Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh của cơ thể. Điều này có thể xảy ra đối với các dây thần kinh kiểm soát quá trình tiêu hóa, dây thần kinh điều khiển tứ chi gây ra các triệu chứng như:

  • Ngứa ran
  • Tê tái
  • Đau đớn
  • Cảm giác nóng bỏng

Nếu tình trạng tê trở nên nghiêm trọng, người bệnh thậm chí có thể không nhận biết chấn thương cho đến khi vết loét lớn hoặc nhiễm trùng phát triển.
2.2.5. Đột quỵ
Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các mạch máu trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu như đau tim và đột quỵ.
Các dấu hiệu cảnh báo điển hình của đột quỵ có thể là:

  • Yếu hoặc tê ở một bên của cơ thể
  • Nhầm lẫn đột ngột hoặc khó hiểu
  • Khó nói chuyện
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc đi lại khó khăn
  • Khó nhìn một bên hoặc cả hai bên mắt
  • Nhức đầu dữ dội

2.2.6. Bàn chân đái tháo đường
Bất cứ thay đổi nào trên đôi chân đều là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, các vết loét hoặc vết vỡ nhỏ trên da có thể biến thành vết loét sâu trên da. Điều này có thể dẫn đến hoại tử và buộc phải cắt cụt bàn chân.

3 Phòng ngừa biến chứng tiểu đường 

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp bạn phòng tránh tốt nhất nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường.

3.1 Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và đi kiểm tra đường huyết định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả và giảm rủi ro mắc các biến chứng.

3.2 Tăng cường luyện tập thể dục

Luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp làm giảm đường máu hiệu quả nhờ giảm đề kháng insulin. Bên cạnh đó, việc tăng cường vận động còn giúp người bị tiểu đường kiểm soát tốt cân nặng của mình, giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch, thần kinh,…

Tập thể dục tốt cho giảm các nguy cơ biến chứng tiểu đường

3.3 Kiểm soát chế độ ăn

Xây dựng hế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu, bia, đồ ngọt, đồ ăn nhanh,… bổ sung chất xơ và hoa quả, kết hợp với chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường máu và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường rất tốt.

Tìm hiểu thêm: Tiểu đường nên ăn gì?


3.4 Phòng ngừa biến chứng tiểu đường bằng TPBVSK An đường Chitosan

Hiện nay, việc điều trị bệnh tiểu đường bằng cách sử dụng các thảo dược kết hợp với thuốc đang được giới khoa học tin dùng bởi hiệu quả cao và an toàn.
Nhiều dược liệu quý đã được nghiên cứu và chứng minh đem lại tác dụng tốt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường như Dây thìa canh, mướp đắng,…
TPBVSK An đường Chitosan với thành phần chính gồm dây thìa canh, mướp đắng, chitosan cùng nhiều thảo dược quý khác đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời trong phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

  • Kích thích quá trình trao đổi chất và chuyển hóa lượng đường trong máu do đó hỗ trợ làm giảm chỉ số HbA1c.
  • Kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết insulin giúp kiểm soát và cân bằng lượng đường trong máu hiệu quả.
  • Khắc phục và ngăn chặn  biến chứng bệnh tiểu đường.
  • Chống oxy hóa, ngăn ngừa và phòng chống bệnh ung thư tuyến tụy.
  • An toàn cho người sử dụng, dùng lâu không gây tác dụng phụ.

Với những tác dụng tuyệt vời đó, TPBVSK An đường Chitosan là sản phẩm tối ưu cho bệnh nhân bị tiểu đường nói chung và để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường nói riêng.

Sản phẩm TPCN An Đường Chitosan- xóa tan bệnh tiểu đường

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ những biến chứng bệnh tiểu đường và cung cấp những biện pháp giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa bệnh.
Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và chia sẻ để chung tay đẩy lùi bệnh tiểu đường nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Liên hệ ngay Hotline 0975821783 để được tư vấn, thăm khám bởi ThS. BS Châu Hoàng Sinh nhé

Phòng khám tiểu đường Thủ Đức

Giờ làm việc từ sáng 6h-7h và chiều 17h-19h; Chiều CN, Lễ: Nghỉ.
Địa chỉ: 84 Đường Số 6 - KP.4 - P.Tam Phú - Q.Thủ Đức.
Điện thoại: 0975821783
Email: hoangsinh1987@gmail.com

Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn. Sự hài lòng của bệnh nhân là giá trị cốt lõi để phòng khám không ngừng cải thiện và phát triển chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, uy tín hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *