Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Do vậy việc kiểm soát bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì? Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Làm thế nào để kiểm soát bệnh. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ.

Tiểu đường thai kỳ gây biến chứng cho cả mẹ và bé

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai, thường gặp ở 10% phụ nữ mang thai mỗi năm. Bệnh thường xuất hiện vào 3 tháng giữa của thai kỳ.

Thông thường bệnh tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và cả em bé.

2 Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân thực sự gây tiểu đường thai kỳ vẫn chưa thực sự được xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng khi mang thai, nhau thai bài tiết nhiều các hormon như Estrogen, Lactogen, Prolactin kháng insulin và làm tăng đường máu.

Việc đường máu tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi và gây thai to làm tăng tỷ lệ tử vong khi sinh.

3 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ thường không có hoặc có rất ít triệu chứng. Chỉ khi xét nghiệm định kỳ mới chẩn đoán được bệnh. Tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán vào tuần thứ 24 – 28 của thời kỳ mang thai.

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Một số triệu chứng tiểu đường thai kỳ có thể là:

  • Luôn cảm thấy khát và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều vẫn đói.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng và kiệt sức.
  • Vùng kín bị nấm men gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Các vết loét lâu lành.

4 Đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ

Bất kỳ phụ nữ mang thai nào đều có thể mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu có một trong các yếu tố dưới đây:

  • Phụ nữ trên 25 tuổi, người thừa cân, béo phì.
  • Có tiền sử tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em mắc tiểu đường.
  • Đã từng sinh một em bé nặng 4,5kg trở lên.

Nếu bạn đang mang bầu và có một trong các yếu tố trên, hãy tới các cơ sở y tế để khám và chẩn đoán sớm nhất nhé.

5 Làm thế nào để theo dõi đái tháo đường thai kỳ

Như đã nói, tiểu đường thai kỳ có thể không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào. Chính vì vậy, cách tốt nhất để theo dõi tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm đường máu.

Tất cả những thai phụ trên 25 tuổi nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.

5.1 Mục tiêu theo dõi tiểu đường thai kỳ

Theo dõi tiểu đường thai kỳ nhằm kiểm soát tốt lượng đường trong máu, làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh cho cả mẹ và bé.

Mục tiêu theo dõi tiểu đường thai kỳ

Trong “Hướng dẫn điều trị y tế bệnh tiểu đường dựa trên cơ sở khoa học”, mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ cụ thể như sau:

  • Duy trì chỉ số đường huyết lúc đói từ 70 – 100 mg/dL.
  • Duy trì chỉ số đường huyết 2 giờ sau ăn <120 mg/dL.
  • Duy trì chỉ số HbA1c < 6,2%.

5.2 Cách theo dõi tiểu đường thai kỳ hiệu quả nhất

Để theo dõi tiểu đường thai kỳ, thai phụ có thể sử dụng các loại máy đo đường huyết tại nhà như máy thử tiểu đường Omron, máy thử tiểu đường Premier,… Những loại máy này có độ chính xác cao và cho kết quả nhanh chóng chỉ sau thời gian ngắn.

Thông thường, nên thử đường huyết lúc đói, sau bữa ăn, trước khi ngủ hoặc bất cứ lúc nào cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết. Khi đường huyết của bạn đã dần ổn định và đạt mục tiêu điều trị có thể giảm tần suất thử tiểu đường.

6 Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và bé, việc phòng tránh tiểu đường thai kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mẹ bầu nên áp dụng những biện pháp dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

  • Duy trì cân nặng lý tưởng khi mang thai

Thừa cân, béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Chính vì vậy, cần duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng để phòng ngừa mẹ nhé.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ mà còn giúp thai phụ có sức khỏe tốt, ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác. 

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, dùng chất béo không bão hòa và đảm bảo cân bằng nhóm dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

  • Tăng cường vận động

Vận động là yếu tố giúp ngăn ngừa tiểu đường rất hiệu quả. Lựa chọn bài tập phù hợp với sức và tập luyện mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai hơn và còn tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu đấy nhé.

  • Kiểm tra đường máu định kỳ để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để gây ra biến chứng.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh tiểu đường thai kỳ. Không phải ai cũng mắc bệnh nhưng nhiều yếu tố khiến bạn dễ mắc hơn bình thường. Xây dựng chế độ ăn hợp lý, tăng cường vận động và kiểm tra đường máu định kỳ để phòng ngừa bệnh nhé.

Phòng khám tiểu đường Thủ Đức

Giờ làm việc từ sáng 6h-7h và chiều 17h-19h; Chiều CN, Lễ: Nghỉ.
Địa chỉ: 84 Đường Số 6 - KP.4 - P.Tam Phú - Q.Thủ Đức.
Điện thoại: 0975821783
Email: hoangsinh1987@gmail.com

Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn. Sự hài lòng của bệnh nhân là giá trị cốt lõi để phòng khám không ngừng cải thiện và phát triển chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, uy tín hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *